Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Sau khi đặt vòng vẫn có thai?


Theo ý kiến của chuyên gia phòng khám phụ khoa Thanh Trì: Có rất nhiều phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai vẫn có thai chủ yếu do 5 nguyên nhân sau gây ra: Vị trí đặt không chuẩn, như vòng tránh thai chưa được đặt vào đáy tử cung nên không có tác dụng tránh thai, loại vòng chọn không thích hợp như tử cung quá lớn hoặc kích cỡ vòng quá nhỏ….

Sau khi đặt vòng vẫn có thai?

Dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cụ thể với các bạn: Vì sao đã đặt vòng mà vẫn có thai?

1. Vị trí đặt không chuẩn, như vòng tránh thai chưa được đặt vào đáy tử cung nên không có tác dụng tránh thai.

Quá trình đặt vòng tránh thai ở phụ nữ.


Quá trình đặt vòng tránh thai của phụ nữ gồm những gì? Theo lời giới thiệu của chuyên gia: quá trình này chủ yếu chia thành một số bước, đoạn giới thiệu dưới đây bằng những ví dụ thực tế sẽ đưa ra quá trình đặt vòng cụ thể của phái nữ.

Quá trình đặt vòng tránh thai ở phụ nữ.

Chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này.

Ghi chép thực tế: Quá trình đặt vòng sau khi sinh, tôi sẽ giới thiệu với chị em kinh nghiệm đặt vòng của bản thân, không biết có thể giúp gì cho mọi người hay không. Tôi kết hôn năm 99, chưa hết tuần trăng mật thì phát hiện mình có thai, lúc đó còn đang học tại chức nên cực chẳng đã phải phá thai, ông xã bảo sau này tôi không được mắc sai lầm nữa, nên chồng tôi vẫn dùng BSC mỗi lần cho đến khi chúng tôi muốn có con. Đến năm 2004 thì tôi sinh đứa đầu tiên, mùa thu năm 2005 thì ngắt sữa được vài tháng, tôi và chồng sau khi thương lượng quyết định đặt vòng.

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Vòng tránh thai bị tụt có còn tác dụng không


Hỏi: Thưa bác sĩ, cách đây 7 tháng em có đặt vòng tránh thai. Tháng này em ra tí máu hồng hồng, kéo dài 2 ngày, 10 ngày sau có kinh lại và ra máu rất nhiều kèm với máu đông cục. Em đi khám, siêu âm, BS kết luận: Vòng T tụt thấp.

vong-tranh-thai-bi-tut

Vòng tránh thai biện pháp tránh thai đạt hiệu quả 99%


Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai an toàn hơn bạn vẫn nghĩ, nó không gây ra bệnh viêm vùng chậu.Đó là kết quả từ một nghiên cứu chung do các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco và Kaiser Permanente Division, Bắc California nghiên cứu.

vong-tranh-thai-bien-phap-tranh-thai-hieu-qua-99

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Bị ra máu và kinh nguyệt không đều khi đặt vòng tránh thai


1. Em có gia đình và sinh một bé trai năm nay được 4 tuổi. Cách đây 3 năm em có đặt vòng tránh thai, trước khi đặt vòng tránh thai thì kinh nguyệt của em đều và không bị đau bụng nhưng từ khi đặt vòng tránh thai em rất hay đau bụng, mỗi lần đau quá em đi khám phụ khoa đều được bác sĩ siêu âm nói vòng bình thường.
Bị ra máu và kinh nguyệt không đều khi đặt vòng tránh thai
Em có than với bác sĩ thì bác sĩ nói nếu sợ đau thì lấy vòng ra, em rất bối rối nhưng vẫn cam chịu. Gần đây thời gian đau hình như nhiều hơn. Khi bắt đầu xuất hiện kinh ngày đầu tiên thì đau âm ỉ đến nửa đêm. Ngày thứ 2 giảm dần, đến hết 4 ngày kinh thì có một ngày đau tiếp và thế là giữa chu kỳ có một hoặc hai ngày đau nữa.

Một tháng có 30 ngày vậy mà người em lúc nào cũng đau. Em chán quá không biết làm sao. Mỗi lần đau em sợ quá tưởng mình bị ung thư tử cung gì nên vừa rồi em có lên bệnh viện phụ sản quốc tế xét nghiệm nhưng bác sĩ vẫn bảo bình thường.

Hiện giờ em rất hoang mang và phân vân, vì vợ chồng em chưa muốn có con tiếp nên em rất sợ lấy vòng ra sẽ có con liền nên định đi cấy que. Không biết cấy que có tác dụng phụ gì không? Nếu được thì tư vấn giúp em xem có phải do em không hợp với vòng không? Em rất sợ khi lấy vòng ra rồi cấy que xong em vẫn đau như cũ nữa thì bước tiếp theo em phải làm gì? (Nguyễn Thị Thu Thuận)

BS Lê Thị Vân Anh - BV Từ Dũ:
Có vẻ như việc đặt vòng tránh thai là nguyên nhân gây ra cho bạn đau bụng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một trong những tác dụng phụ của việc đặt vòng tránh thai. Không phải ai đặt vòng tránh thai đều thuận lợi. Việc đau này cũng có thể do khi đặt vòng bị lệch vị trí, hoặc bị viêm trong lòng tử cung. Nếu bạn đã đi khám và bác sĩ khẳng định là bình thường thì nguyên nhân có thể do cơ thể bạn không thích nghi với việc đặt vòng. Nếu bạn bị đau bụng lâu ngày như vậy thì nên lấy vòng ra, sau khi tháo vòng mà bạn không bị đau nữa thì chắc chắn bạn đau do vòng tránh thai.

Ngoài đặt vòng, bạn có thể tránh thai bằng nhiều phương pháp khác như sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày. Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Cấy que có tác dụng phụ như gây rối loạn kinh nguyệt, kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh, rong huyết, không có kinh. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Bạn có thể đến các bệnh viện phụ sản để được tư vấn trực tiếp và cấy que (theo từng loại).

2. Tôi đã đặt vòng, chu kỳ kinh thường không đều, tháng có tháng không, khám và siêu âm phụ khoa bình thường. Có người bảo nếu dùng thuốc tránh thai thì vòng kinh sẽ đều hơn. Xin hỏi có đúng không? (Hoà, Bù Đăng - Bình Phước)
Hiện tượng kinh nguyệt chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai loại nội tiết tố nữ oestrogen và progesteron do buồng trứng tiết ra. Nếu 2 chất này được tiết ra đều đặn theo chu kỳ với một tỷ lệ cân đối thích hợp thì người phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh đều, với số lượng máu kinh vừa phải.

Bình thường chu kỳ kinh là 25-32 ngày, thấy kinh 3-7 ngày. Nếu dưới 20 ngày là vòng kinh ngắn và trên 35 ngày là vòng kinh thưa. Để có vòng kinh đều (nhân tạo), người ta đã dùng loại thuốc viên tránh thai kết hợp (có oestrogen và progesteron). Thuốc này vừa có tác dụng tránh thai vừa làm cho lượng máu kinh bị mất hằng tháng giảm đi, vì trong mỗi viên thuốc đều có một lượng nội tiết với tỷ lệ thích hợp.

Mỗi vỉ đều có số viên thuốc đúng với một chu kỳ kinh bình thường, khi uống hết vỉ thuốc tự khắc sẽ thấy kinh trở lại. Vì vậy, việc dùng thuốc ngừa thai sẽ làm cho chu kỳ kinh trở nên đúng kỳ hơn, số lượng máu kinh cũng mất đi với mức vừa phải.

Một số người mang vòng tránh thai có thể thấy kinh nguyệt ra không đều, ít hơn 1 chút hay ra nhiều hơn bình thường một chút, số ngày có kinh kéo dài hơn một chút so với khi chưa mang vòng. Nếu bác sỹ đã khám và kết luận bạn bình thường thì những rối loạn như trên cũng không đáng ngại.

3. Cháu mới sinh em bé được gần 3 tháng thì cháu đi đặt vòng đến giờ là đặt được gần 1 tháng nhưng cứ được vài ngày cháu lại thấy hơi đau nhói ở bụng dưới có lúc thấy hơi bức ở cửa mình. Khi 2 vợ chồng sinh hoạt thì có thấy hơi vướng và chồng cháu bảo cảm thấy có cái gì đó cào nhẹ ở bên trong tử cung. Cháu đang rất lo không biết liệu vòng tránh thai của cháu có bị đặt sai vị trí hay thế nào không? Cháu thấy mọi người nói khi sinh hoạt vợ chồng sẽ không cảm nhận thấy vòng. Cháu rất mong BS trả lời giúp cháu để cháu bớt lo lắng. cháu xin cảm ơn BS! (Tạ Huyền - Hà Nội)
Bình thường sau đặt vòng không có biểu hiện như em mô tả, vợ chồng vẫn sinh hoạt bình thường, vòng tránh thai không làm cản trở đến việc chăn gối. Ngoại trừ, có những sự cố như vòng tuột xuống thấp, cắt dây vòng quá ngắn… do đó, em nên đi khám phụ khoa và siêu âm tử cung mới biết rõ được em nhé!

Đặt vòng tránh thai thời gian nào là thích hợp nhất?


Việc xác định thời gian thích hơp để bạn đặt vòng tránh thai cũng rất quan trọng.Vì nó sẽ giúp bạn tăng hiệu quả của việc đặt vòng tránh thai, tránh những tác dụng phụ của vòng tránh thai và hơn nữa nó giúp bạn sắp xếp được thời gian để đi đặt vòng một cách hợp lý…
Đặt vòng tránh thai thời gian nào là thích hợp nhất?
1. Đặt giữa chu kỳ kinh nguyệt: Nói chung trong vòng từ 3 đến 7 ngày kể từ ngày sạch kinh, đặt vòng tránh thai là tốt nhất, vì trong thời gian này cơ hội có thai rất ít; hơn nữa màng trong tử cung đang là thời kỳ tăng sinh, màng trong tương đối mỏng, sau khi đặt vòng tránh thai, cơ hội gây nên tổn thương và xuất huyết tương đối ít, đồng thời đây là thời điểm mà cổ tử cung tương đối mềm nên thao tác tương đối dễ dàng.

2. Đặt vòng tránh thai sau khi nạo phá thai: Bạn nên đặt vòng tránh thai đúng vào lúc vừa mới cho sảy thai hoặc làm thủ thuật nạo phá thai. Vì khi đó lỗ cổ tử cung lỏng lẻo, lại tránh được phải làm thủ thuật lần thứ hai. Tuy nhiên trước khi đặt vòng phải được kiểm tra để chắc chắn rằng vật chứa trong khoang tử cung đã hoàn toàn được thanh trừ (có nghĩa là việc nạo phá thai đã thành công), xuất huyết không nhiều, thu co tử cung tốt mới có thể đặt vòng tránh thai được. Nên đặt vòng tránh thai giữa chu kỳ kinh nguyệt. Những trường hợp phải phẫu thuật lấy thai ra thì phải đợi 6 tháng sau mới nên đặt vòng tránh thai và tốt nhất nên khám lại trước khi đặt vòng tránh thai.

3. Đặt vòng đối với phụ nữ sau khi sinh: Những phụ nữ sau khi sinh được 42 ngày và thời kỳ cho con bú bế kinh, nếu ngoại trừ có thai và tử cung co rụt khôi phục lại tốt, sản dịch đã sạch được trên 5 ngày, không có hiện tượng cảm nhiễm ở khoang tử cung và ở hội âm, thì có thể đặt vòng tránh thai để giảm thiểu hiện tượng có thai trong thời kỳ cho con bú. Nhưng vì lớp cơ của tử cung còn giòn, mỏng, khi đặt phải cẩn thận để tránh bị thủng.

4. Đặt vòng tránh thai sau khi giao hợp vừa xong: Những phụ nữ sau khi giao hợp vừa xong vì chưa áp dụng biện pháp tránh thai hoặc biện pháp tránh thai phát sinh ngoài ý muốn (như bao cao su bị vỡ) mà lo có thai và chuẩn bị áp dụng biện pháp tránh thai có hiệu quả dài ngày có thể trong vòng 72 giờ đặt vòng tránh thai hoạt tính có chưa ketone.

Vòng tránh thai bị tụt có còn tác dụng không

Hỏi: Thưa bác sĩ, cách đây 7 tháng em có đặt vòng tránh thai. Tháng này em ra tí máu hồng hồng, kéo dài 2 ngày, 10 ngày sau có kinh lại và ra máu rất nhiều kèm với máu đông cục. Em đi khám, siêu âm, BS kết luận: Vòng T tụt thấp.

vong-tranh-thai-bi-tut

Em hỏi có sao không, BS bảo bình thường. Nhưng bạn của em lại nói như vậy là nguy hiểm cần phải tháo vòng ra. Vòng tụt thấp vậy có còn tránh thai an toàn không? Nếu tháo ra thì sau này em có đặt lại được không? Và ngoài vòng tránh thai và dùng bao cao su ra có cách nào tránh thai an toàn hơn không?

Hiện tại em rất hoang mang. Mong BS tư vấn.

Trả lời:

Chào bạn!

Theo bạn mô tả và dựa vào kết quả siêu âm, chúng tôi nhận thấy:

- Bạn có biểu hiện ra máu âm đạo bất thường là do biến chứng của vòng.

- Vòng tụt xuống thấp so với đáy tử cung. Do đó, bạn cần tháo vòng ra thì việc chảy máu bất thường trên mới cầm được và một khi vòng tránh thai tụt rồi thì không còn tác dụng tránh thai nữa.

Sau khi ổn định việc chảy máu âm đạo, bạn có thể đặt vòng tránh thai lại (loại khác) hoặc dùng thuốc ngừa thai… Tốt nhất, bạn nên trao đổi với BS khám cho bạn, BS sẽ tư vấn và giúp bạn chọn phương pháp tránh thai phù hợp.

Vòng tránh thai biện pháp tránh thai đạt hiệu quả 99%


Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai an toàn hơn bạn vẫn nghĩ, nó không gây ra bệnh viêm vùng chậu.Đó là kết quả từ một nghiên cứu chung do các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco và Kaiser Permanente Division, Bắc California nghiên cứu.

vong-tranh-thai-bien-phap-tranh-thai-hieu-qua-99


Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu y tế từ gần 60.000 phụ nữ trong vòng 4 năm rưỡi, từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 8 năm 2009. Họ phát hiện ra rằng những phụ nữ đặt vòng tránh thai không có nguy cơ bị bệnh viêm vùng chậu (PID) cao hơn so với phụ nữ không đặt vòng tránh thai. 
 
Trong những năm 1970 và 1980, người ta cho rằng, dụng cụ dùng để tránh thai bên trong tử cung, trong đó có cả vòng tránh thai sẽ làm tăng nguy cơ viêm vùng chậu cho người phụ nữ. Mặc dù hiện nay, các loại dụng cụ tử cung trên thị trường cũng đã dạng, phong phú và cải tiến hơn nhưng nhận thức sai lầm này vẫn còn phổ biến. 
 
Tuy nhiên, ông Deborah Ottenheimer, MD, một bác sĩ sản, phụ khoa tại Trung tâm Ottenheimer ở ​​thành phố New York lại cho rằng, người phụ nữ muốn chọn biện pháp tránh thai đáng tin cậy, lâu dài thì nên sử dụng vòng tránh thai. Vòng tránh thai được chèn vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm mục đích ngăn cản tinh trùng gặp và thụ tinh với trứng nên có hiệu quả tránh thai.

Ngoài đặc điểm nói trên, dưới đây là một vài ưu điểm khi sử dụng vòng tránh thai đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ:

- Quên cũng không sao: Không có gì tồi tệ hơn so với cảm giác lo lắng khi bạn nhận ra rằng mình quên uống thuốc. Nhưng nếu đặt vòng tránh thai, bạn không cần phải làm bất cứ điều gì và thoải mái "quan hệ vợ chồng". Hàng năm, bạn chỉ cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để kiểm tra xem vòng tránh thai có ở đúng vị trí hay không, thời gian còn lại, bạn không phải lo lắng nhiều.

- Không làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt của bạn: Không giống như thuốc ngừa thai có thể tác động đến sự cân bằng hormone, ảnh hưởng đến kinh nguyệt, cả vòng tránh thai nội tiết (có thêm nội tiết sinh dục nữ: progesteron hay progestin) và không có nội tiết tố (không có thêm nội tiết sinh dục nữ: progesteron hay progestin) cho phép bạn có chu kỳ "đèn đỏ" tự nhiên. Tức là , mặc dù, vòng tránh thai có thể ảnh hưởng đến chuyện kinh nguyệt của bạn trong thời gian đầu, cơ thể bạn vẫn tiếp tục sản xuất hormone và tự điều chỉnh lại kinh nguyệt.

- Hiệu quả cao: Vòng tránh thai đạt 99% hiệu quả trong việc phòng ngừa thai ngoài ý muốn. Chỉ số này vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp ngừa thai khác như thuốc ngừa thai (có hiệu quả khoảng 92%) hay bao cao su (khoảng 97%).

- Sử dụng lâu dài: Nhiều chị em có thể cảm thấy đau khi chèn vòng tránh thai nhưng thủ tục chèn này chỉ mất một vài phút và bác sĩ sẽ có biện pháp giúp chị em giảm đau. Bù lại, sau khi chèn, vòng tránh thai có thể ở trong tử cung và thực hiện "nhiệm vụ" tránh thai trong thời gian dài.

- Sớm có thai trở lại sau khi tháo vòng ra: Nếu bạn có dự định có thai sau 2 năm, vòng tránh thai sẽ giúp bạn tránh được có thai ngoài ý muốn trong thời gian đó. Và sau khi bỏ vòng ra, nếu bạn khỏe mạnh, mọi việc thuận lợi và may mắn thì bạn có thể có thai trong vòng 24 giờ kể từ khi bỏ vòng.
Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng biện pháp đặt vòng tránh thai lại không phù hợp với những đối tượng chị em sau: 
 
- Có thai hoặc nghi ngờ có thai, sau phá thai bị nhiễm trùng: Đang bị viêm vùng chậu, bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước- Viêm cổ tử cung mủ nhầy, bệnh lý ác tính đường sinh dục- Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung; bị bệnh lao vùng chậu- Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị- Bị ung thư vú…

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Những điều cần biết khi đặt vòng tránh thai


Bạn đã nghe và biết tới nhiều biện pháp tránh thai và đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp đó. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rõ biện pháp này như thế nào và có phù hợp với bạn không. Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Nhược điểm của vòng tránh thai là gì?


Vòng tránh thai cũng có những nhược điểm đáng kể, nhược điểm lớn nhất là nguy cơ viêm âm đạo, viêm vùng chậu, hiếm muộn, thai ngoài tử cung và tụt vòng.

Hỏi: Xin cho em hỏi, cách đây 4 tháng khi em đi lấy vòng tránh thai ra thì ytá có nói với em là em bị viêm nhưng không nói rõ là em bị viêm gì. Vì là lần đầu đi khám phụ khoa nên em không được rành cho lắm. Em có mua thuốc đặt nhưng không biết đã đỡ hay chưa? Em có thể mua thuốc tự đặt được không?

Chuyên gia cho em hỏi có phải bị viêm phụ khoa là ảnh hưởng đến việc thụ thai hay không? Vì em đang muốn sinh thêm em bé thứ hai, hai vợ chồng em “thả rông” 3 tháng rồi nhưng vẩn không thấy gì? Mong chuyên gia trả lời giúp em, em xin cám ơn nhiều.




Vòng tránh thai và những chuyện cười


Vòng tránh thai hiện đại có dây ở đầu nên khi tháo vòng chỉ cần mấy giây là xong. Thế nhưng, có những ca bác sĩ phải mày mò đến hơn một tiếng mới lấy được chỉ vì chiếc vòng đã đứt dây do chủ nhân để quá hạn.

Sau khi sinh cậu con trai đầu lòng, chị Nhân (35 tuổi, Hà Nội) quyết định đi đặt vòng tránh thai vì chưa có ý định sinh con nữa. 8 năm sau, thấy con đã lớn, kinh tế lại có hơn trước, chị quyết định đi tháo vòng để sinh thêm con. Một việc tưởng như đơn giản lại khiến các bác sĩ căng thẳng, đổ mồ hôi.




Mổ đẻ hai lần có nên đặt vòng tránh thai


Hỏi: Tôi có hai con rồi nên muốn đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên khi đến các bệnh viện phụ sản để làm thì đều bị từ chối vì tôi đã mổ đẻ hai lần. Uống thuốc ngừa thai thì tôi thấy đau đầu và buồn nôn. Xin hỏi có cách nào khác?



 Trả lời:

Bạn có thể dùng thuốc ngừa thai dạng tiêm hay que cấy tránh thai. Thuốc uống tuy gây buồn nôn, đau đầu nhưng thường chỉ trong vỉ đầu, sau đó cơ thể tự quen dần, sẽ dễ chịu.

Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể khám nội khoa kiểm tra coi có bệnh lý gì trước khi dùng thuốc ngừa thai không.

Vòng tránh thai vẫn có thể dùng được, tuy nhiên trên vết mổ sanh hai lần có thể tư thế tử cung của bạn có bất thường gây khó khăn cho việc đặt vòng; cũng có thể vì bạn mới sinh, vết mổ còn mới nên các bệnh viện chưa dám đặt vòng.

Đặt vòng tránh thai có vướng víu khi làm chuyện ấy không


Đặt vòng là biện pháp ngừa thai phổ biến ở Việt Nam bởi nó có nhiều tiện lợi. Trước tiên là hiệu quả tránh thai tương đối cao, lại kinh tế, chỉ đặt một lần mà có tác dụng tới 5 năm hoặc hơn. 

Đây cũng là biện pháp tiện lợi cho cả đôi bên, không phải lích kích chuẩn bị mỗi khi “yêu nhau” như dùng bao cao su, phụ nữ cũng không phải cố nhớ "nuốt" một viên thuốc vào giờ nhất định mỗi ngày, dù hôm đó vợ chồng có "yêu nhau" hay không.

Hỏi: "Tôi đã có con 2 tuổi và muốn đặt vòng tránh thai. Biện pháp này có ảnh hưởng đến hứng thú và gây vướng khi quan hệ tình dục không?".




Đặt vòng tránh thai giúp bạn không lo có con ngoài ý muốn


Vòng tránh thai là cái gì?

Vòng tránh thai là phương pháp tuyệt vời để ngừa thai nghén. Đó là một dụng cụ bằng chất dẻo, dài 3-4 c m, có đính một sợi dây. Thầy thuốc đặt nó vào tử cung và từ đó dụng cụ sẽ tự hoạt động.

Nguyên nhân gây tác dụng ngừa thai của vòng này trong mấy năm gần đây được giải thích theo nhiều cách. Bởi quả thật người ta chưa hiểu được chính xác tại sao sự hiện diện của nó trong hốc tử cung lại ngăn trở thụ thai. Một số người đoán, màng nhầy tử cung rất kỳ lạ và luôn luôn tự vệ trước mọi vật ngoại lai, đã sản sinh ra những kháng thể chống lại vòng. Những kháng thể này không tác động được lên chất dẻo, nhưng chúng lại hủy tinh trùng.

Một cách giải thích khác được đưa ra gần đây: vòng tránh thai tạo những biến đổi hóa học trong màng nhầy tử cung khiến nó không lưu giữ được trứng.