Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Đặt vòng tránh thai giúp bạn không lo có con ngoài ý muốn


Vòng tránh thai là cái gì?

Vòng tránh thai là phương pháp tuyệt vời để ngừa thai nghén. Đó là một dụng cụ bằng chất dẻo, dài 3-4 c m, có đính một sợi dây. Thầy thuốc đặt nó vào tử cung và từ đó dụng cụ sẽ tự hoạt động.

Nguyên nhân gây tác dụng ngừa thai của vòng này trong mấy năm gần đây được giải thích theo nhiều cách. Bởi quả thật người ta chưa hiểu được chính xác tại sao sự hiện diện của nó trong hốc tử cung lại ngăn trở thụ thai. Một số người đoán, màng nhầy tử cung rất kỳ lạ và luôn luôn tự vệ trước mọi vật ngoại lai, đã sản sinh ra những kháng thể chống lại vòng. Những kháng thể này không tác động được lên chất dẻo, nhưng chúng lại hủy tinh trùng.

Một cách giải thích khác được đưa ra gần đây: vòng tránh thai tạo những biến đổi hóa học trong màng nhầy tử cung khiến nó không lưu giữ được trứng.


Vòng tránh thai bằng đồng là cái gì?

Cũng như mọi phát minh của con người, vòng tránh thai cũng luôn luôn được cải tiến. Phát minh từ đầu thế kỷ XẤP XỈ, nhưng phải đến năm 1960, vòng tránh thai mới thật sự được áp dụng rộng rãi nhờ những cải tiến về kỹ thuật. Người ta đã thử nhiều kiểu: hình tam giác, hình tròn, hình số 8... bằng vàng, bạc, kền và bây giờ bằng đồng. Trong những kiểu vòng tránh thai mới nhất, phải kể đến loại gọi là “cổ” hiện cũng được dùng rất hạn chế. Gần đây nhất, loại bằng đồng được sử dụng rộng rãi nhất và được gọi là hoàn hảo nhất. Không phải bằng đồng hoàn toàn mà bằng chất dẻo (Polyetilen) với đồng: một sợi đồng rất mảnh quấn vào một đầu. Hình dạng “vòng” có thể là số 7 hoặc chữ T, gần đây chữ “ML” !

Vòng bằng đồng có hai ưu thế: cỡ nhỏ và chất đồng có tác dụng diệt khuẩn và diệt tinh trùng. Nó hủy trứng đã thụ tinh, tạo những biến đổi cơ cấu lên màng nhầy tử cung để không lưu giữ trứng được (xem câu 7), đồng thời thay đổi thành phần của chất nhờn ở cổ tử cung (xem câu 504), khiến chất này không đưa được tinh trùng vào tử cung. Tất cả những tác dụng đó chưa được chứng minh hoàn toàn rõ ràng nhưng tác dụng cụ thể là vòng bằng đồng có hiệu quả tới 99%. Và kết quả sẽ tăng thêm nữa phần trăm nếu như bạn dùng thêm viên “diệt tinh trùng” (spermicide). Một loại vòng có chất progestérone lại càng thích hợp hơn nữa đối với những phụ nữ trong lúc hành kinh hoặc hành kinh ra nhiều máu quá. Loại vòng tránh thai có chứa progestérone không được pha thêm đồng. (...)

Vòng có làm cho bạn khó chịu không?

Nếu như bạn thấy khó chịu và nhất là bạn thấy đau có nghĩa là vòng không thích hợp với bạn. Nên bỏ ra. Nhưng đừng bỏ ra khi bạn chưa thấy đau hoặc mới chỉ “nghi ngờ”. Bởi vì vòng làm bằng chất dẻo và không hề định “chọc thủng’ tử cung của bạn. Nhiều khi không phải vòng mà là tư tưởng làm bạn không thoải mái.

 Mất vòng

Đây là một nỗi sợ khác nhưng lại đúng. Đôi khi vòng bị tử cung đẩy ra, sau khi đặt vài ngày hoặc trong lần thấy kinh nào đó. Có khoảng 15-20% trường hợp bị đẩy ra đối với loại vòng “cổ” và 5% đối với loại vòng đồng (xem câu 173). Nên biết rằng phụ nữ chưa có con lần nào, tử cung rất kỵ vật lạ cho nên dễ thấy vòng ra. Ngược lại, phụ nữ đẻ nhiều quá, cổ tử cung rộng cũng dễ làm tuột vòng. Nói chung, việc vòng trôi ra không có gì đáng làm bạn hoảng hốt. Thường chỉ kèm thêm vài giọt huyết mà thôi. Bạn nên thay loại vòng khác. Và nếu thay vài lần vẫn không được thì bạn dùng phương pháp ngừa thai khác. Nhưng đấy là trường hợp hiếm thấy.

Vòng ngừa thai và kinh nguyệt

Vòng tránh thai không ảnh hưởng tới chu kỳ tiết hoóc-môn. Tuy nhiên cũng có trường hợp vòng ảnh hưởng đến quá trình bong ra của màng nhầy, gây những kinh nguyệt bất thường, kéo dài và ra nhiều huyết (xem câu 83). Trường hợp này hiếm xảy ra.

Hiện có bao nhiêu người dùng?

Ngày một nhiều người dùng vòng tránh thai. Hiện chiếm 15% phụ nữ đang tuổi sinh nở nghĩa là gấp đôi so với bảy, tám năm về trước. Con số này có lẽ sẽ ngày càng tăng khi người ta mất dần thành kiến đối với biện pháp tránh thai này.

Thể thao và vòng tránh thai.

Hoạt động thể thao, kể cả leo núi không ảnh hưởng gì. Tuy nhiên trong những ngày mới đặt vòng (xem câu 186) nên tránh chơi những môn thể thao nặng, hãy chờ cho vòng thích ứng dần với cơ thể đã.

Để kiểm tra; chỉ cần dùng phương pháp siêu âm.

Không đau, đơn giản và vẫn lịch sự. Phương pháp X-quang ngày nay người ta không dùng nữa.

Khám trước khi đặt vòng.

Thầy thuốc phụ khoa sẽ hỏi bạn đã có con chưa? Đã sẩy thai hoặc nạo thai lần nào chưa? Trạng thái hoạt động sinh dục của bạn thế nào. Sau đó, thầy thuốc khám toàn bộ (xem câu 125): Có viêm nhiễm gì không? Có gì đặc biệt trong tử cung (xem câu 56). Việc cuối cùng này thật ra không cần thiết. Thầy thuốc cho đơn, bạn đi mua. Nhưng cẩn thận, cứ để nguyên hộp như thế mang đến nơi đặt, đừng mở ra vì vòng đã được khử trùng. Nếu muốn xem thì để thầy thuốc mở ra cho bạn xem trước khi đặt.

Thời điểm tốt nhất để đặt vòng

Tốt nhất là trong thời gian hành kinh, từ ngày thử hai đến ngày thứ tám của chu kỳ kinh nguyệt. Tại sao? Vì khi đó thầy thuốc biết chắc bạn không có thai và việc do đặt vòng mà ra chút huyết không ảnh hưởng gì.

Đặt vòng có đau không?

Không. Nhưng phụ nữ ai cũng ngại đụng đến cơ quan sinh dục của mình, nhất là thọc tay vào sâu. Và một số bạn do lo sợ quá đáng mà bộ phận sinh dục co cứng gây khó khăn cho việc đặt vòng. Trong khi nhiều phụ nữ đặt xong, ngạc nhiên thấy sao không hể đau đớn gì cả.

Đặt thế nào?

Vòng được gấp lại và cho một cái ống cũng bằng chất dẻo rất nhỏ, chỉ bằng đường kính que diêm, đưa vào cổ tử cung. Ống có piston và sau đó thầy thuốc ấn nó, đẩy vòng vào tận hóc tử cung. Vòng mở ra. Thầy thuốc rút ống ra và cắt sợi dây để chừa 5cm bên ngoài cổ tử cung. Công việc rất đơn giản và xin nhắc lại, không đau đớn gì, không phải dùng thuốc tê. Bạn chỉ cảm thấy co thắt nhỏ ở bụng dưới mà thôi. Cũng có người sau khi dặt, cảm thấy hơi chóng mặt. Nguyên nhân thuần túy do tâm lý. Dù sao cũng nên nằm nghỉ một chút trước khi ra khỏi phòng khám.


Sau khi sinh nở, đặt vòng có được không?

Vòng kiểu cũ thì hai năm một lần thay
Vòng kiểu mới (sản xuất từ năm 1981) có đồng và có hoặc không có bạc, thì bốn hoặc năm năm mới thay.

Sau sẩy thai, nạo thai, có thể đặt vòng được không?

Được. Nhưng không đặt ngay. Bởi vì sau khi bạn đẻ, tử cung còn lớn. Nên đợi tử cung trở lại kích thước như cũ. Thành tử cung khi đó còn mỏng, cũng cần đợi cho đầy đặn trở lại. Thời gian không lâu (xem câu 242) hoặc tốt nhất là đợi đến lúc kinh nguyệt trở lại. Trong khi chờ đợi có thể ngừa thai bằng thuốc viên (
Nên nhớ việc sinh nở dễ gây tổn thương ở cổ tử cung. Nếu có bạn muốn chữa cho lành những tổn thương đó trước khi đặt vòng. Cũng giống hệt như sau khi sinh nở. Nên đợi ít lâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét