Thứ Tư, 6 tháng 2, 2013

Những điều cần biết khi đặt vòng tránh thai


Bạn đã nghe và biết tới nhiều biện pháp tránh thai và đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp đó. Tuy nhiên bạn cũng cần phải biết rõ biện pháp này như thế nào và có phù hợp với bạn không. Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai.


Tuy nhiên cũng có những trường hợp thích hợp và không thích hợp với việc đặt vòng tránh thai. Bạn hãy tham khảo xem mình thuộc trường hợp nào nhé.

Bạn có thể đặt vòng tránh thai khi:

- Những phụ nữ khó ứng dụng với phương pháp tránh thai khác, như không thể kiên trì dùng thuốc ngoài hoặc thuốc uống dễ bị rơi rớt.
- Những phụ nữ bị cao huyết áp hoặc bị đau nhức đầu nghiêm trọng, không thể uống thuốc tránh thai được.
- Những phụ nữ đang cho con bú bình thường
- Những phụ nữ đã từng đặt vòng tránh thai rồi, thấy hiệu quả tốt.

Những trường hợp cần qua bác sỹ kiểm tra xem có nên đặt vòng tránh thai không

- Những phụ nữ bị bệnh có tính toàn thân nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh suy kiệt tâm lực, bệnh thiếu máu nặng, bệnh do xuất huyết nhiều và các bệnh khác đang trong giai đoạn cấp tính.
- Những phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc lượng kinh quá nhiều, ra quá nhiều lần hoặc đau kinh nghiêm trọng; những phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai dễ tăng nặng thêm triệu chứng xuất huyết và chứng bệnh đau kinh, cần phải qua bác sỹ chẩn trị khỏi đã rồi mới quyết định xem có thể đặt vòng tránh thai được không.
- Những phụ nữ bị bệnh viêm bộ phận sinh dục cấp tính và mạn tính, như viêm âm hộ, viêm âm đạo, bị trùng màng uốn roi đuôi, bị viêm âm đạo do nấm, bị rữa nát cổ tử cung nặng và bị viêm khoang chậu cấp tính, mãn tính… cần phải được điều trị khỏi hẳn đã rồi mới được đặt vòng tránh thai.
- Những phụ nữ bị khối u ở bộ máy sinh dục, thường thấy như u cơ tử cung, bị các triệu chứng nghiêm trọng như lượng kinh nguyệt quá nhiều, do đó không thích hợp với đặt vòng tránh thai để tránh bị tăng nặng thêm triệu chứng lượng kinh nguyệt quá nhiều.
- Những phụ nữ bị dị hình bộ máy sinh sản như hai tử cung, ngăn dọc tử cung… vì tử cung hai bên to nhỏ không đều, quan hệ giữa cổ tử cung và khoang tử cung cũng không như nhau, đặt 1 vòng vào không có tác dụng, đặt 2 vòng vào dễ gây nên tổn thương khi phẫu thuật, hơn nữa khó đặt vào vị trí chính xác.
- Những phụ nữ lỗ tử cung quá lỏng lẻo, bị xé rách do đã rữa nát từ trước ở độ nặng và sa tử cung ở trên độ 2, vì khi đó đặt vòng tránh thai vào dễ long tuột rơi ra, không nên sử dụng; những phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hoặc cứng quá, không thể long rộng ra, cũng không thể sử dụng được.
- Những phụ nữ kinh nguyệt đã quá kỳ, có thể nghi là đã có thai.
- Những phụ nữ khoang tử cung < 5.5 cm hoặc 9 cm hoặc đã mang một vết sẹo đều không thể đặt vòng tránh thai được.

Bạn không được đặt vòng tránh thai khi

- Bạn mới vừa bị nhiễm trùng ở phần trên của cơ quan sinh dục, như viêm vòi trứng.
- Bạn đã một lần có thai ngoài tử cung.
- Bạn bị một biến dạng nghiêm trọng về tử cung.

Ngoài ra:

- Một chứng ung thư hay nghi ngờ bị ung thư tử phụ khoa.
- Những u xơ bên trong tử cung hoặc những polip (phải cắt bỏ).
- Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân.
- Một chứng bệnh tim nghi ngờ dẫn đến viêm màng trong của tim.
- Những rối loạn về máu.
- Dị ứng với đồng, hay bệnh Wilson (đối với những vòng tránh thai bằng đồng).

Bạn không nên mang vòng tránh thai nếu

- Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi, hoặc nếu bạn bị viêm vòi trứng (nhiễm trùng nhiều lần, quan hệ tình dục với nhiều người).
- Bạn chưa bao giờ có thai cả. Trường hợp này không nên đặt vòng vì nó dễ gây rủi ro nhiễm trùng nặng hơn do vòi trứng còn nhạy cảm, dễ bị tổn thương (gây viêm vòi trứng) và bị tắc, do vậy những cơ may có thai sau này dễ bị tổn hại nghiêm trọng.
- Bạn bị phát hiện có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.
- Bạn vừa mới sinh. Lúc này tử cung chưa lấy lại kích thước và sức chịu đựng thường có. Thật vậy, những rủi ro như bị tuột vòng (do đó có thai), bị đau, thậm chí thủng tử cung khi đặt vòng thường lớn hơn so với một tử cung còn giãn và mềm.
- Bạn bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết.
- Bạn đang chữa trị viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài.
- Bạn tạm thời bị một nhiễm trùng nhỏ tại chỗ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét